Là một dụng cụ thiết yếu cho sự ra đời của nước cất, máy nước cất có khá nhiều loại. Tuy nhiên dù bạn chọn loại máy nào thì trước tiên cần nắm rõ một số thông tin về máy để có thể chọn cho mình loại máy tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dụng cụ này.
Máy cất nước dùng để chưng cất nước, tạo ra nước tinh khiết bằng cách chưng cất nước 1 lần, hoặc 2 lần. Quá trình chưng cất dùng nhiệt độ để đun nước, làm nước bay hơi và ngưng tụ. Nước thu được từ việc làm bay hơi và ngưng tụ này gọi là nước cất.
- Với phòng thí nghiệm, do việc thường xuyên cần nước cất để thực hiện một số công đoạn trong thí nghiệm. Hơn nữa bản thân nước cất thường không để được lâu do quá hình hấp thụ của nó, làm nước cất mất tác dụng. Do đó, thông thường máy cất nước có công suất nhỏ- 4 lít, 8 lít, 12 lít/giờ.Hầu hết các loại máy này là ngoại nhập do những nước tư bản sản xuất như Anh Quốc, Đức hoặc các nước châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, v.v.
- Trong ngành sản xuất thuốc, nước cất được dùng để pha chế thuốc, đặc biệt lĩnh vực này thường cần máy cất nước công suất lớn đến vài trăm lít/giờ. Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta đã tự làm được thiết bị cất nước này đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất thuốc, với giá thành rất cạnh tranh và giúp đất nước trong việc đỡ phải tốn ngoại tệ để nhập thiết bị.
Ngoài ra khi đo lường với một số thiết bị như khúc xạ kế, thì người ta cũng yêu cầu pha loãng dung dịch cần đo với nước cất trước khi tiến hành đo. Hoặc có đơn vị dùng máy cất nước để đun nước châm bình ắc qui cho xe nâng forlift trong nhà xưởng, xí nghiệp.
Về cấu tạo của máy cất nước, thành phần quan trọng nhất là điện trở hay còn gọi là thanh đốt để tạo nhiệt, làm cho nước bốc hơi. Kế đến là các bộ phận thủy tinh như bình ngưng tụ, ruột gà, v.v làm bằng thủy tinh để đảm bảo vệ sinh cho nước cấp thành phẩm và dễ lau chùi, vệ sinh sau này.
Như đã đề cập, điện trở là thành phần quan trọng, bởi nó quyết định việc có tạo ra được nước cất hay không. Do đó, khi trang bị thiết bị máy cất nước này, bạn nên làm rõ với nhà cung cấp là bảo hành bao lâu. Ngoài ra, máy có chế độ ngắt tự động hay không khi quá nhiệt, hoặc khi hết nước cấp đầu vào. Việc thêm chế độ tự động này sẽ làm giá thành của máy cất nước cao hơn so với máy cất nước không có chế độ tự động vận hành.