Tìm hiểu tiêu chuẩn kỹ thuật của nước cất

Tìm hiểu tiêu chuẩn kỹ thuật của nước cất

Nước cất được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, sản xuất, khoa học công nghệ,… và cả trong đời sống hàng ngày. Dù sử dụng nước cất cho ngành nghề và mục đích gì thì trước khi lựa chọn, bạn cần tìm hiểu kỹ tiêu chuẩn kỹ thuật của nước cất để đảm bảo chọn được loại nước cất đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vậy những tiêu chuẩn kỹ thuật đó là gì?

1. Chỉ tiêu kỹ thuật của nước cất
Nước cất được điều chế bằng phương pháp chưng cất. Nếu quy trình điều chế tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thì nước cất thu được sẽ là nước siêu tinh khiết với các thông số kỹ thuật sau. 
  • Hàm lượng cặn SiO2, mg/l ≤ 0.02
  • Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,00
  • Sunfat (SO4), mg/l ≤ 0,4
  • Clrua (Cl), mg/l ≤ 0,02
  • Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,01
  • Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,0001
  • Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,001
  • Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 0,00
  • pH 5,5-6,5
  • Độ dẫn điện riêng, µScm ≤ 1
  • Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤ 0,5.
2. Quy trình sản xuất và bảo quản nước cất

Vì nước cất yêu cầu cao về độ tinh khiết nên các thiết bị và dây chuyền sản xuất nước cất phải đảm bảo là mô hình khép kín, hiện đại. Ngoài ra, can hay bình chứa nước cất phải được tráng sạch sẽ bằng chính nước cất, sau đó, kiểm tra lại bằng thiết bị chuyên dụng để chắc chắn rằng can, bình đạt yêu cầu. Nếu không đạt yêu cầu thì sẽ được loại bỏ hoặc xử lý bằng cách dùng màng chuyên dụng seo kín để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn và rò rỉ.

Tùy thuộc vào quy trình sản xuất mà nước cất được chia thành 3 loại: Nước cất 1 lần, nước cất 2 lần và nước cất 3 lần. Trong đó, nước cất 2 lần là được ứng dụng phổ biến nhất, đạt tiêu chuẩn TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987) nên thích hợp để sử dụng cho phòng y tế, phòng thí nghiệm.
 
3. Ứng dụng của nước cất

Như đã nói ở trên, nước cất – vì hoàn toàn nguyên chất, không chứa bất kỳ tạp chất hay chất nhiễm khuẩn nào nên rất lý tưởng để làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa học cũng như dùng để điều chế biệt dược, pha chế thuốc, rửa vết thương, rửa dụng cụ y tế,… Ngoài ra, nước cất còn được ứng dụng để làm mát máy móc, thiết bị cơ khí hay châm bình ắc quy. Chính vì các ứng dụng này mà nước cất còn được gọi với nhiều tên khác nhau như nước cất y tế, nước cất công nghiệp, nước cất ắc quy.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng nước cất, có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được cung cấp.

Trả lời