Chỉ tiêu kỹ thuật và ứng dụng của nước cất

Chỉ tiêu kỹ thuật và ứng dụng của nước cất

Một số lĩnh vực như y tế, khoa học công nghệ, công nghiệp sản xuất,… thường yêu cầu nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Và đương nhiên, nguồn nước tự nhiên không thể đảm bảo yêu cầu này mà chỉ nước cất, nước siêu tinh khiết mới có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng. Vậy chỉ tiêu kỹ thuật của nước cất là gì? Quy trình sản xuất và bảo quản nước cất ra sao? Ứng dụng của nước cất như thế nào?

1. Chỉ tiêu kỹ thuật của nước cất

Nước cất là nước siêu tinh khiết, không chứa bất kỳ tạp chất nào và được điều chế bằng phương pháp chưng cất. Chỉ tiêu kỹ thuật của nước cất bao gồm:
  • Hàm lượng cặn  SiO2, mg/l ≤ 0.02
  • Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,00
  • Sunfat (SO4), mg/l ≤ 0,4
  • Clrua (Cl), mg/l ≤ 0,02
  • Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,01
  • Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,0001
  • Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,001
  • Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 0,00
  • pH 5,5-6,5
  • Độ dẫn điện riêng, µScm ≤ 1
  • Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤ 0,5.
Trong 3 loại nước cất (nước cất 1 lần, nước cất 2 lần, nước cất 3 lần) thì nước cất 2 lần có chất lượng tương đương với các loại nước được sử dụng trong phòng thí nghiệm để phân tích nước cất loại 2 theo tiêu chuẩn TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987).

2. Quy trình sản xuất và bảo quản

Các thiết bị, dây chuyền sản xuất nước cất đều được kiểm tra nghiêm ngặt và theo mô hình khép kín, hiện đại. Can sử dụng để đóng nước phải được tráng sạch bằng nước cất, sau đó kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng để xác định can có sạch sẽ và đạt yêu cầu không, nếu không sẽ bị loại bỏ, nếu đạt sẽ được seo kín bằng màng chuyên dụng để tránh hiện tượng rò rỉ, nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Nước cất sau khi được đóng vào can sẽ được bảo quản trong môi trường thoáng mát và sạch sẽ.

3. Ứng dụng của nước cất

Do thành phần nước cất tinh khiết, nguyên chất, không chứa bất kỳ tạp chất nào nên nước cất được ứng dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm, cụ thể là chất xúc tác cho các phản ứng hóa học hoặc dùng để pha chế hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm. Bên cạnh đó, nước cất không thể thiếu trong lĩnh vực y tế, chẳng hạn như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế hoặc rửa vết thương.

Trong công nghiệp, nước cất được ứng dụng để sản xuất ắc quy điện, nồi hơi, các thiết bị cơ khí đòi hỏi tính chính xác (máy CNC, máy tiện, máy cắt, …) hay vi mạch điện tử, công nghệ cao,… Chính vì những ứng dụng này mà nước cất còn có các tên gọi khác như nước cất y tế, nước cất công nghiệp, nước cất ắc quy,…

Trả lời